Quy trình lắp đặt điện năng lượng mặt trời không phải quá phức tạp nhưng cần thực hiện đúng kỹ thuật và đảm bảo các an toàn cần thiết trong quá trình lắp đặt. Vì vậy, cần tìm hiểu về quy trình lắp đặt điện mặt trời để thực hiện một cách chính xác và đảm bảo hiệu quả sử dụng tối đa.
Điện năng lượng mặt trời là gì?
Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo dồi dào, nguồn năng lượng xanh đang ngày càng được đón nhận và sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Điện năng lượng mặt trời là điện được tạo ra thông qua các tấm pin mặt trời, đây được xem là nguồn điện năng sạch và không gây nên khí thải, góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Vì vậy, điện mặt trời được đánh giá là nguồn năng lượng an toàn và bền vững hơn so với nguồn năng lượng truyền thống như dầu mỏ và than đá.
Nhờ ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến, quy trình lắp đặt điện mặt trời ngày càng đơn giản và thuận tiện. Bên cạnh đó, hiện nay giá thành lắp đặt điện mặt trời cũng giảm đáng kể so với trước kia. Do vậy, điện năng lượng mặt trời càng ngày các được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, nhà máy công nghiệp và các hộ gia đình.
Vì sao cần phải lắp đặt điện mặt trời?
Lắp đặt điện mặt trời mang lại rất nhiều lợi ích. Bên cạnh việc góp phần bảo vệ môi trường thì điện mặt trời cũng giúp gia đình hoặc doanh nghiệp của bạn tiết kiệm chi phí tiền điện và giảm sự phụ thuộc vào hệ thống điện lưới quốc gia.
Một số lý do cần lắp đặt điện mặt trời:
- Tiết kiệm tiền điện hàng tháng: Lắp đặt điện mặt trời sẽ giúp bạn giảm việc sử dụng điện của mạng lưới điện quốc gia. Điện sẽ được lấy từ các tấm pin mặt trời. Do đó, bạn sẽ giảm đáng kể chi phí tiền điện mỗi tháng.
- Quy trình lắp đặt điện mặt trời đơn giản, dễ sử dụng: Hiện nay, quy trình lắp đặt điện mặt trời khá thuận tiện và dễ sử dụng. Bạn sẽ được nhà cung cấp tư vấn và hỗ trợ lắp đặt tận tình.
- Không lo lắng mỗi khi cúp điện: Trong trường hợp khẩn cấp hoặc cúp điện, điện từ tấm pin mặt trời sẽ cung cấp cho các thiết bị trong gia đình hay doanh nghiệp của bạn.
- Bảo vệ môi trường: Điện mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo dồi dào, không phát sinh các khí thải như than đá hay dầu mỏ nên góp phần bảo vệ môi trường rất lớn.
- Độ bền cao: Các tấm pin mặt trời có thời gian sử dụng cực kì cao (vài chục năm) nếu như được bảo trì định kỳ.
- Giảm sự phụ thuộc vào hệ thống điện lưới quốc gia: Bạn sẽ sử dụng điện miễn phí từ các tấm pin mặt trời của mình, không còn phụ thuộc vào hệ thống điện lưới quốc gia như khi dùng điện truyền thống.
Chuẩn bị gì trước khi lắp đặt điện năng lượng mặt trời?
Trước khi lắp đặt điện mặt trời, bạn cần xem xét và chuẩn bị một số yếu tố để quá trình lắp đặt được diễn ra thuận lợi. Sau đây là một vài lưu ý cần có trước khi lắp đặt điện năng lượng mặt trời.
Tính toán chi phí
Tính toán chi phí là việc làm cần thiết trước khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời. Bên cạnh giá thành của hệ thống còn có một số chi phí phát sinh trong quá trình lắp đặt. Ngoài ra, một số trường hợp cũng sẽ nhận được trợ cấp từ nhà nước khi lắp đặt điện mặt trời, bạn cần tìm hiểu và xem xét để tối ưu hoá các chi phí.
Xác định kích thước hệ thống điện mặt trời
Xác định kích thước hệ thống điện mặt trời phù hợp là một bước quan trọng trước khi lắp đặt điện mặt trời. Bạn cần tính toán, cộng lại công suất của tất cả thiết bị sử dụng trong gia đình hoặc doanh nghiệp của bạn, tính toán thời gian sử dụng của các thiết bị đó.
Sau khi tính toán, bạn sẽ biết được kích thước, công suất của pin mặt trời và dây dẫn cần sử dụng. Từ đó, bạn có thể chọn được hệ thống điện mặt trời phù hợp, mang lại năng suất tối đa khi sử dụng.
Kiểm tra trang thiết bị
Trước khi lắp đặt điện năng lượng mặt trời, bạn cần lên danh sách kiểm tra lại các trang thiết bị cần có xem đã đầy đủ hay chưa. Một số thiết bị cần có như tấm pin mặt trời, bộ điều khiển, biến tần năng lượng, pin,…
Quy trình lắp đặt điện năng lượng mặt trời
Quy trình lắp đặt điện mặt trời khá đơn giản. Các tấm pin mặt trời thông thường sẽ được lắp đặt trên mái nhà để cho hiệu quả lấy ánh sáng mặt trời một cách tối đa.
Sau đây là các bước phổ biến trong quy trình lắp đặt điện năng lượng mặt trời.
Bước 1: Thiết lập giá đỡ cho tấm pin mặt trời
Bước đầu tiên trong quy trình lắp đặt điện năng lượng mặt trời là thiết kế khung nền hay giá đỡ cho tấm pin mặt trời. Lắp đặt giá đỡ cho tấm pin mặt trời là bước quan trọng, góp phần hỗ trợ cho hiệu suất hoạt động của pin mặt trời.
Thông thường, các giá đỡ này được đặt nằm nghiêng, góc nghiêng có thể từ 18 độ đến 36 độ. Đồng thời, tìm hiểu về vị trí địa lý của nơi lắp đặt cũng là việc làm cần thiết để lắp đặt pin mặt trời sao cho đón được nhiều ánh nắng mặt trời nhất có thể.
Bước 2: Lắp đặt các tấm pin mặt trời
Sau khi đã thiết lập giá đỡ, các tấm pin mặt trời sẽ được lắp đặt một cách cố định và an toàn. Bước này cần sự tỉ mỉ và cẩn thận, nhân viên kỹ thuật sẽ thắt chặt đai ốc và bu lông để các tấm pin mặt trời được chắc chắn và đảm bảo sự ổn định trong suốt quá trình hoạt động.
Bước 3: Cài đặt hệ thống dây điện
Cài đặt hệ thống dây điện cũng là một bước không kém phần quan trọng. Thông thường, đầu nối MC4 sẽ được sử dụng vì nó phù hợp với đại đa số các loại pin mặt trời.
Một lưu ý nhỏ trong quá trình cài đặt hệ thống dây điện là phải đảm bảo ngắt nguồn điện trong quá trình lắp đặt.
Bước 4: Cài đặt biến tần năng lượng mặt trời
Biến tần năng lượng mặt trời sẽ được cài đặt sau khi hoàn thành hệ thống dây điện.
Biến tần năng lượng có thể được đặt trong nhà hoặc ngoài trời, biến tần năng lượng đạt hiệu quả cao khi được đặt ở nơi mát. Nếu như đặt trong nhà, thì biến tần thường được đặt ở nhà xe còn nếu đặt ở ngoài trời thì nên đặt ở những nơi tránh ánh nắng mặt trời buổi chiều.
Bước 5: Kết nối biến tần năng lượng mặt trời và pin năng lượng mặt trời![](data:image/svg+xml,%3Csvg%20viewBox%3D%220%200%20780%20400%22%20xmlns%3D%22http%3A%2F%2Fwww.w3.org%2F2000%2Fsvg%22%3E%3C%2Fsvg%3E)
Sau đó, pin năng lượng mặt trời sẽ được kết nối với biến tần năng lượng mặt trời. Pin năng lượng mặt trời giúp dự trữ nguồn điện dự phòng, giúp cho gia đình hay doanh nghiệp của dụng tối đa công năng của điện mặt trời.
Bước 6: Kết nối biến tần năng lượng mặt trời và lưới điện
Kết nối biến tần năng lượng mặt trời và lưới điện được thực hiện bằng cách cắm một phích cắm với bảng công tắc nguồn chính, đầu dây còn lại được gắn với bảng điện cung cấp điện cho ngôi nhà hoặc cơ sở hạ tầng doanh nghiệp của bạn.
Ngoài ra, bạn còn có thể kết nối biến tần với một số thiết bị để theo dõi lượng điện do hệ thống điện mặt trời sản xuất ra như đồng hồ phát điện, máy tính để theo dõi nguồn điện trong từng khoảng thời gian cụ thể.
Bước 7: Nghiệm thu tổng quan
Bước cuối cùng là khởi động hệ thống điện năng lượng mặt trời và kiểm tra lại tổng quan các hoạt động của hệ thống. Các thông số chính thường sẽ được hiển thị tại bảng điều khiển hoặc màn hình kỹ thuật của biến tần năng lượng.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ quy trình lắp đặt điện năng lượng mặt trời, bạn cần tham khảo kỹ lưỡng và chọn một đơn vị lắp đặt điện mặt trời uy tín để đảm bảo sự an toàn cho gia đình cũng như quá trình lắp đặt diễn ra thuận lợi hơn.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để biết thêm thông tin và nhận được báo giá tốt nhất!
- Facebook: https://www.facebook.com/firetechvietnam.23/
- Số điện thoại: 0963 718 114
- Email: info.firetechvietnam@gmail.com